Kinh nghiệm viết CV cho một kế toán mới ra trường hoàn chỉnh

Kinh nghiệm viết CV cho một kế toán mới ra trường hoàn chỉnh

Việc viết CV đối với một kế toán mới ra trường thường gặp nhất nhiều khó khăn,

Chính vì lý do đó hôm nay ketoanbacninh.net sẽ có một số gợi ý giúp cho các bạn chưa có kinh nghiệm phải viết gì trong CV của mình:

Cụ thể phần nội dung của một bản CV cho kế toán mới ra trường cần nêu bật những vấn đề sau :

1.   Quan điểm – nguyện vọng nghề nghiệp

Phải nêu rõ ràng và nổi bật công việc bạn thích, phù hợp khả năng, kể cả môi trường làm việc mà bạn yêu cầu.

Khi xin vào làm việc tại một công ty hiện đại thì đây là phần ăn điểm vì chúng ta dám yêu cầu,

Đòi hỏi và hoàn toàn tự tin khi đề nghị công việc cho chính mình.

2.     Khả năng và bằng cấp

Một CV tốt là phải phản ánh được khả năng, sở trường của bạn, kể cả những thành tựu đã đạt được.

Viết thật đơn giản, tránh khoa trương nhưng phải đảm bảo chỉ ra được bạn làm được những gì.

Bằng cấp thì chỉ nên nêu những bằng có giá trị và có liên quan đến vị trí công việc đang ứng tuyển.

3.   Kinh nghiệm làm việc

Thực trạng vẫn diễn ra là đại bộ phận sinh viên Việt Nam hơi thiếu khoản này,

Trong đó sinh viên kế toán nói chung và sinh viên học kế toán thực hành nói riêng là không ngoại lệ.

Nếu thời sinh viên bạn có làm những công việc thời vụ,partime…Các bạn đừng ngại tìm làm và liệt kê vào CV của mình

Cũng như những kinh nghiệm nhỏ như phát tờ rơi hay phục vụ..

Bất kỳ công việc lao động chân chính nào cũng đều rất cao quý và giúp các bạn thu được nhiều kỹ năng,kinh nghiệm.

Ví dụ: việc phục vụ sẽ nâng cao được khả năng giao tiếp một cách đáng kể,bên cạnh đó,

Sự linh hoạt,nhanh nhẹn và khả năng ứng phó với nhiều tình huống khó khăn cũng được trau dồi.

Điều quan trọng là các bạn phải làm nổi bật được những điều mà mình đã gặp phải từ công việc ấy và điều đó sẽ giúp ích được gì cho công việc mà bạn đang ứng tuyển.

4. Kỹ năng

Liệt kê những kỹ năng cần thiết trong công việc đồng thời phải liên kết được các kỹ năng này với vị trí mà bạn ứng tuyển.

Nên tách riêng từng kỹ năng và chia nhỏ từng phần hết sức ngắn gọn và rõ ràng ví dụ như, nếu bạn học kế toán trưởng muốn ứng tuyển vào vị trí nhân viên ,bạn có thể trình bày những kỹ năng như:

  • Nghiệp vụ chuyên môn, kỹ năng kiểm soát công việc, lên kế hoạch cũng như kỹ năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm.
  • Những đặc tính cần có như nhiệt tình, cẩn thận, có tinh thần trách nhiệm,có khả năng làm việc với áp lực cao…
  • Các nhà tuyển dụng thường rất bận rộn nên sẽ không có thời gian để đọc chi tiết phần mô tả kỹ năng để xác định bạn có phù hợp với vị trí họ tuyển hay không.
  • Vì vậy, hãy thiết kế bản CV thật rõ ràng và làm nổi bật được các thông tin quan trọng nhất về kỹ năng của bạn.
  • Điều này sẽ giúp các nhà tuyển dụng có thể dễ dàng nắm bắt được kỹ năng của bạn.
  • Nếu bạn không chỉ liệt kê kỹ năng mà còn giải thích những kỹ năng này có lợi như thế nào đối với công ty thì hiệu quả sẽ cao hơn rất nhiều.

5.  Hoạt động ngoại khóa

Đây là phần quan trọng không kém, nó thể hiện cá tính và năng lực của bạn. Việc bạn tham gia các hoạt động tình nguyện, ngoại khóa, các câu lạc bộ học thuật, phong trào Đoàn (Hội) ở  trường, bạn sẽ có nhiều kinh nghiệm hơn trong việc quản lý con người, giám sát, tổ chức hoạt động hay event. Có thể trình bày cả sở thích của bạn trong phần này. Thành tích hoạt động càng nhiều càng có cơ hội việc làm.

6. Người xác nhận:

Là người chứng thực khả năng của bạn,xác nhận những thông tin bạn đưa ra là đúng sự thật và đáng tin cậy,có thể là thầy cô hướng dẫn tốt nghiệp,hoặc người quản lý công ty nơi bạn thực tập…Điều này sẽ giúp gây dựng lòng tin của nhà tuyển dụngvà khiến họ thiện cảm hơn với bạn.Cần nêu rõ thông tin của người xác nhận như: họ tên, địa chỉ liên hệ, email.

Đừng che giấu cá tính của mình trong CV. Bây giờ nó không khô khan như trước kia nữa, CV đi tiền trạm cho bạn và nó quyết định tương lai của bạn.

Khi viết CV, kế toán mới ra trường cần chú ý tránh các lỗi  thường gặp phải trong quá trình viết CV như :

–   Không gắn liền thông tin liên lạc vào CV hoặc để thông tin liên lạc ở chỗ dễ bị rơi rớt, như là trang cuối của CV.
–   Cách thức liên lạc quá ít, dẫn tới khi nhà tuyển dụng dùng 1 cách liên lạc không được là không thể gọi được luôn.
–   Nói dài dòng về gia đình.
–   Không nói được năng lực của bản thân có thể sắp xếp vào việc gì, hoặc dự định ứng tuyển vào việc gì.

Ngoài ra, dưới đây là các điểm thường được chấm cho một CV tốt:

–   Kinh nghiệm tốt: ở công ty lớn, lâu năm, tính chuyên môn cao gắn với vị trí đang ứng tuyển.
–   Quá trình nghề nghiệp tiến dần, phát triển.
–   Trình bày CV rõ ràng, dễ hiểu.
–   Trong mô tả kinh nghiệm, nói được các thế mạnh thuộc về năng lực, nói rõ mình đã thu nhận được các kiến thức và kỹ năng nào từ từng công việc đã trải qua.
–   Sau cùng, đối với các bạn kế toán mới ra trường muốn ứng tuyển vào các công ty liên doanh hoặc nước ngoài thì CV tiếng Anh luôn được ưu tiên hơn CV tiếng Việt vì nó tạo cảm giác bạn ở một đẳng cấp khác. Nên viết CV tiếng Anh thay vì một sơ yếu lý lịch tiếng Việt.

Với những chia sẻ trên, chúng tôi hy vọng sẽ giúp bạn một phần nào đó trong CV của bạn, hãy vận dụng tốt những ý mà chúng tôi chia sẻ trên để bạn có thể hoàn thành một CV hoàn chỉnh và thuyết phục hơn.

 

 

 

 

 

 

Rate this post
Bình luận của khách

Tư vấn ngay