Hướng dẫn thủ tục thành lập công ty
Hướng dẫn thủ tục thành lập công ty
Hướng dẫn thủ tục thành lập công ty TNHH một thành viên |
Dưới đây các hướng dẫn chi tiết về thủ tục thành lập công ty TNHH một thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu:
I. Thành phần hồ sơSố lượng hồ sơ 01 bộ. Bao gồm: – Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp do người đại diện theo pháp luật ký (file đính kèm) – Dự thảo Điều lệ công ty có đầy đủ chữ ký của chủ sở hữu công ty & người đại diện theo pháp luật (file đính kèm). – Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực của chủ sở hữu công ty cá nhân có quốc tịch Việt Nam: CMND hoặc hộ chiếu; – Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với công ty kinh doanh ngành nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định. – Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của một hoặc một số cá nhân nếu công ty kinh doanh ngành nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề – Bìa hồ sơ (bằng bìa giấy mỏng hoặc nylon cứng không có chữ sử dụng cho mục đích khác). – Tờ khai thông tin người nộp hồ sơ (file đính kèm) II. Trình tự thực hiệnBước 1: Doanh nghiệp chuẩn bị đầy đủ hồ sơ nêu trên. Bước 2: Doanh nghiệp đến nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh + Thời gian: từ 7h30 đến 11h30 (các buổi sáng từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần). + Nộp hồ sơ, đóng lệ phí, lấy số thứ tự & chờ gọi theo số thứ tự. + Chuyên viên kiểm tra hồ sơ đủ giấy tờ theo quy định, tiếp nhận hồ sơ & cấp Giấy biên nhận cho doanh nghiệp. Hồ sơ được tiếp nhận khi có đủ: – Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp. – Dự thảo Điều lệ công ty có đầy đủ chữ ký của chủ sở hữu công ty, người đại diện theo pháp luật đối với trường hợp chủ sở hữu là cá nhân. Chủ sở hữu công ty phải chịu trách nhiệm về sự phù hợp pháp luật của điều lệ công ty. – Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của chủ sở hữu công ty đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là cá nhân. – Danh sách người đại diện theo ủy quyền đối với công ty TNHH một thành viên được tổ chức quản lý theo khoản 3 Điều 67 của Luật Doanh nghiệp 2005 lập theo mẫu do Bộ Kế hoạch & Đầu tư quy định. Kèm theo danh sách này phải có Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của từng đại diện theo ủy quyền. – Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với công ty kinh doanh ngành nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định. – Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của một hoặc một số cá nhân theo quy định đối với công ty kinh doanh các ngành nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề. – Có tên doanh nghiệp. – Tờ khai thông tin người nộp hồ sơ đã điền đầy đủ thông tin. – Đã nộp lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định. * Để tránh thẩm định không đầy đủ khi tiếp nhận hồ sơ, cán bộ tiếp nhận sẽ không hướng dẫn tại chỗ những nội dung trong hồ sơ. Mọi sự hướng dẫn, yêu cầu bổ sung hồ sơ được thực hiện bằng văn bản của Phòng Đăng ký kinh doanh gửi đến doanh nghiệp. Đề nghị doanh nghiệp hợp tác. * Trường hợp người thành lập doanh nghiệp, doanh nghiệp ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp:
– Hợp đồng cung cấp dịch vụ (giữa người thành lập doanh nghiệp, doanh nghiệp & tổ chức làm dịch vụ nộp hồ sơ) & giấy giới thiệu của tổ chức đó cho cá nhân thực hiện nộp hồ sơ hoặc Văn bản ủy quyền cho cá nhân thực hiện nộp hồ sơ theo quy định pháp luật: Hợp đồng ủy quyền hoặc Giấy ủy quyền theo quy định pháp luật về công chứng, chứng thực. * Trường hợp doanh nghiệp sử dụng Dịch vụ trả kết quả do Bưu điện cung cấp: nếu người thành lập doanh nghiệp, doanh nghiệp ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác nhận kết quả thì khi nộp hồ sơ phải kèm văn bản ủy quyền theo quy định sau: – Hợp đồng cung cấp dịch vụ (giữa người thành lập doanh nghiệp, doanh nghiệp & tổ chức làm dịch vụ nhận kết quả) & giấy giới thiệu của tổ chức đó cho cá nhân thực hiện nhận kết quả; hoặc – Văn bản ủy quyền cho cá nhân thực hiện nhận kết quả theo quy định của pháp luật: Hợp đồng ủy quyền hoặc Giấy ủy quyền theo quy định của pháp luật về công chứng, chứng thực. Bước 3: Phòng Đăng ký kinh doanh kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ & giải quyết hồ sơ của doanh nghiệp trong hạn 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Bước 4: Căn cứ theo ngày hẹn trên giấy Biên nhận, doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh để nhận kết quả giải quyết hồ sơ (từ 13 h đến 17 h các buổi chiều từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần). Việc nhận kết quả cũng phải lấy số & chờ gọi theo thứ tự. Ngay sau khi nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp cần kiểm tra lại thông tin, nếu phát hiện thông tin sau, liên hệ ngay với cá bộ vừa trả kết quả để được giải quyết. Trường hợp doanh nghiệp phát hiện thông tin sai sau khi nhận kết quả đăng ký: – Nếu do Phòng đăng ký kinh doanh cấp không đúng với thông tin doanh nghiệp kê khai trong hồ sơ đã nộp, doanh nghiệp làm thủ tục hiệu đính thông tin trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp & nộp tại Phòng đăng ký vào các buổi sáng từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần từ 7 h 30 – 11 h 30. – Nếu do doanh nghiệp khai sai: doanh nghiệp làm lại thủ tục thay đổi nội dung đăng ký & nộp tại Phòng Đăng ký kinh doanh vào các buổi sáng từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần từ 7 h 30 – 11 h 30. III. Nơi đăng kýPhòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch Đầu tư. Lệ phí: 200.000 đồng/lần cấp. IV. Một số lưu ý sau khi đăng ký doanh nghiệp – Đối với hồ sơ đăng ký doanh nghiệp có khắc dấu: Doanh nghiệp liên hệ Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về Trật tự xã hội – Công an Thành phố để được hướng dẫn cụ thể. + Trực tiếp tại Trung tâm Hỗ trợ nghiệp vụ đăng ký kinh doanh thuộc Cục Quản lý đăng ký kinh doanh. + Thông qua cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia: Nếu vốn góp là tài sản có đăng ký hoặc quyền sử dụng đất thì người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản hoặc quyền sử dụng đất cho Công ty tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty;
– Hàng năm nộp báo cáo tài chính tại Phòng Thống kê quận – huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ sở. – Trường hợp phát hiện nội dung trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp chưa chính xác so với nội dung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp thì doanh nghiệp có quyền gửi thông báo yêu cầu cơ quan đăng ký kinh doanh hiệu đính nội dung trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho phù hợp với hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đã nộp. Không được tự ý cạo, sửa, viết thêm, … làm thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh – sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. – Doanh nghiệp có quyền tạm ngừng kinh doanh nhưng phải thông báo bằng văn bản về thời điểm & thời hạn tạm ngừng hoặc tiếp tục kinh doanh cho cơ quan đăng ký kinh doanh & cơ quan thuế chậm nhất 15 ngày trước ngày tạm ngừng hoặc tiếp tục kinh doanh. V. Một số lưu ý trước khi thực hiện thủ tụcKhông viết tay vào các mẫu để nộp hồ sơ; không sử dụng kim bấm để bấm hồ sơ (sử dụng ghim kẹp); hồ sơ & các bản sao y giấy tờ chứng thực cá nhân, chứng chỉ hành nghề, các loại giấy tờ kèm theo phải sử dụng giấy khổ A 4. Một số hướng dẫn liên quan đến cách đặt tên doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính, ngành nghề kinh doanh & kê khai thông tin đăng ký thuế mình sẽ không đề cập lại vì nội dung tương tự với hướng dẫn thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân. Hướng dẫn về vốn điều lệ Vốn điều lệ của công ty là tổng giá trị số vốn do chủ sở hữu đã góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn cụ thể & đã được ghi vào Điều lệ công ty. Doanh nghiệp phải ghi cụ thể thời điểm góp vốn của chủ sở hữu trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Đồng thời, chủ sở hữu có thể đăng ký góp vốn thành nhiều đợt. Thời điểm góp vốn lần cuối không quá 36 tháng kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. (Chủ sở hữu công ty phải góp đủ số vốn đã cam kết vào vốn điều lệ trong hạn 36 tháng, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) TRUNG TÂM ĐÀO TẠO NGẮN HẠN ABS, chuyên đào tạo & dịch vụ cho mọi người Địa chỉ: Số 05, Hoàng Văn Thái, Đại Phúc, Tp. Bắc Ninh. |
Bình luận của khách