Chi tiết xây dựng thang bảng lương mới

Hướng dẫn chi tiết xây dựng thang bảng lương mới nhất năm 2017

Công ty bạn đang hoạt động sản xuất kinh doanh, đang bán sản phẩm dịch vụ chắc chắn hàng tháng sẽ có trả lương cho người lao động, nhưng….công ty bạn đã xây dựng THANG BẢNG LƯƠNG, và đã nộp cho bộ lao động chưa?

Các bạn chú ý nhé, đây là hướng dẫn xây dựng thang bảng lương năm 2017 mới nhất của Bộ Tài Chính mà trung tâm kế toán Bắc Ninh ABS chúng tôi muốn chia sẻ.

Theo quy định Khoản 10 điều 1 Nghị định 88/2015/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Điều 13 Nghị định 95/2013/NĐ-CP:

“1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không gửi thang lương, bảng lương, định mức lao động đến cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện theo quy định.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Không xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động hoặc xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động không đúng quy định pháp luật;

b) Sử dụng thang lương, bảng lương, định mức lao động không đúng quy định khi đã có ý kiến sửa đổi, bổ sung của cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện;

c) Không công bố công khai tại nơi làm việc thang lương, bảng lương, định mức lao động, quy chế thưởng;

d) Không thông báo cho người lao động biết trước về hình thức trả lương ít nhất 10 ngày trước khi thực hiện.

3. Phạt tiền người sử dụng lao động có một trong các hành vi:

Trả lương không đúng hạn; trả lương thấp hơn mức quy định tại bậc lương, bảng lương đã gửi cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện; không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm thêm giờ, tiền lương làm việc ban đêm, tiền lương ngừng việc cho người lao động theo quy định của pháp luật; khấu trừ tiền lương của người lao động không đúng quy định của pháp luật; trả lương không đúng quy định cho người lao động khi tạm thời chuyển người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động, trong thời gian tạm đình chỉ công việc, trong thời gian đình công, những ngày người lao động chưa nghỉ hàng năm theo một trong các mức sau đây:

a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;

b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;

c) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;

d) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;

đ) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.

4. Phạt tiền người sử dụng lao động trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định theo các mức sau đây:

a) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;

b) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;

c) Từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người lao động trở lên.”

==> Theo đó:

+ Nếu các bạn có xây dựng thang, bảng lương, nhưng không nộp chỉ bị phạt 500.000 đến 1.000.000 VNĐ.

+ Nếu không xây dựng thang, bảng lương bị phạt từ 2.000.000 đến 5.000.000 VNĐ.

+ Nếu công ty bạn trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng, có thể bị phạt đến 75.000.000 VNĐ.

Do đó nhiều bạn không biết là chúng ta bị xử phạt trong trường hợp không xây dựng thang bảng lương, cũng có nhiều bạn biết, nhưng không biết phải xây dựng hệ thống thang, bảng lương như thế nào?

Trong bài viết này, sẽ HƯỚNG DẪN các bạn xây dựng hệ thống thang, bảng lương để các bạn có thể tự xây dựng và đăng ký với Phòng lao động thương binh và Xã Hội. Văn bản các bạn tham khảo để xây dựng hệ thống thang bảng lương bao gồm các văn bản sau:

  1. Bộ luật lao động 10/2012/QH13 ban hành ngày 18 tháng 06 năm 2012, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 05 năm 2013.
  2. Nghị định 49/2013/NĐ-CP ban hành ngày 14 tháng 05 năm 2013, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 07 năm 2013 hướng dẫn thi hành một số điều của bộ luật lao động về tiền lương.
  3. Nghị định 153/2016/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động có hiệu lực từ 1/1/2017.

HỒ SƠ XÂY DỰNG THANG BẢNG LƯƠNG:

  1. Công văn gửi Phòng lao động thương binh và xã hội
  2. Quyết định ban hành hệ thống thang, bảng lương
  3. Biên bản thông qua hệ thống thang bảng lương
  4. Bảng hệ thống thang, bảng lương
  5. Bảng quy định các tiêu chuẩn và điều kiện áp dụng
  6. Quy chế lương, bảng phụ cấp (có Phòng lao động yêu cầu, có phòng lao động không yêu cầu)

Đó là bộ hồ sơ để các bạn xây dựng hệ thống THANG, BẢNG LƯƠNG .Các bạn có thể tham khảo mẫu chi tiết . Tại đây

(Theo bộ tài chính)

Xem thêm : Hướng dẫn tính thuế thu nhập cá nhân năm 2017

 

 

Rate this post
Bình luận của khách

Tư vấn ngay